Sử dụng 100% năng lượng tái tạo, xu hướng ngày càng lan rộng

23:40 04/03/2018

Theo báo cáo mới đây của những nhà nghiên cứu phi lợi nhuận về ảnh hưởng môi trường, số lượng những thành phố sử dụng ít nhất 70% tổng năng lượng tiêu thụ từ năng lượng tái tạo đang tăng lên gấp đôi kể từ năm 2015.

Theo báo cáo, tính đến năm 2017, trong hơn 570 thành phố trên khắp thế giới được khảo sát, có 101 thành phố đang tiêu thụ điện chủ yếu được tạo ra từ những nguồn tái tạo.

Trong khi đó, ở thời điểm 2 năm trước, con số này chỉ cán mốc 42 thành phố. Điều này thể hiện sự chuyển dịch đã, đang và sẽ trở thành xu hướng trong nhu cầu về năng lượng của thế giới, từ năng lượng hóa thạch sang các nguồn tái tạo.

Nicolette Bartlett, Giám đốc mảng biến đổi khí hậu của CDP cho rằng khi số lượng các thành phố sử dụng chủ yếu năng lượng tái tạo tăng lên thì cũng là bước tiến triển lớn trong thay đổi nhận thức của thế giới về năng lượng tái tạo.

Cụ thể, có 275 thành phố đang sử dụng (chủ yếu) thủy điện, 189 thành phố sử dụng điện gió và 184 thành phố sử dụng quang. Trong số này, Reykjavik (Iceland) sử dụng chủ yếu là thủy điện và nhiệt điện; Basel (Switzerland) có 100% điện tái tạo đến từ công ty cung cấp năng lượng do thành phố sở hữu.

Ở Mỹ, 58 thành phố và thị trấn cam kết chuyển sang sử dụng 100% năng lượng tái tạo như Burlington, Vermont đang khai thác điện từ gió, mặt trời, nước và sinh khối. Ở châu Phi, có sự tăng mạnh về số lượng các quốc gia khai thác điện mặt trời và điện gió, từ Dar es Salaam (Tanzania), Harare (Zimbabwe) và Mazabuka (Zambia). Trong khi đó, Nairobi (Kenya) đang hưởng nhiều lợi ích từ địa nhiệt.

Một trạm địa nhiệt ở Iceland. Thủ đô của quốc gia này đã đạt được mục tiêu 100% năng lượng tiêu thụ đến từ các nguồn tái tạo.

Đây là một trạm địa nhiệt ở Iceland. Thủ đô của quốc gia này đã đạt được mục tiêu 100% năng lượng tiêu thụ đến từ các nguồn tái tạo.

Sự phát triển mạnh mẽ trong hành động chống lại biến đổi khí hậu về mặt năng lượng ở cấp độ thành phố này trong năm qua được thúc đẩy bởi những công ước toàn cầu của hơn 7.4 nghìn nguyên thủ sau động thái rút khỏi hiệp định Paris của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Burlington (Vermont) là thành phố duy nhất của Mỹ đạt được 100% năng lượng tiêu thụ từ năng lượng tái tạo. Trước đó, năm 2015, thành phố này đã đạt được kết quả toàn bộ phương tiện trong thành phố đều chạy bằng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu từ những Sierra Club cũng cho rằng có 5 thành phố khác của Mỹ cũng đạt 100% năng lượng tiêu thụ đến từ nguồn tái tạo.

Burlington hiện nay đang khám phá ra những cách để trở thành một thành phố xanh và hoàn toàn không có khí nhà kính. Thị trường thành phố này, Miro Weinberger cho biết năng lượng từ sinh khối, nước, điện và mặt trời đang thúc đẩy nền kinh tế khu vực và khuyến khích các thành phố lân cận học hỏi. Atlanta và San Diego là ví dụ, họ đang đặt mục tiêu 100% năng lượng tái tạo.

Ở Anh, đã có thêm 14 thành phố và thị trấn ký kết mục tiêu mạng lưới của chính quyền địa phương UK100 để đạt được 100% năng lượng sạch trước năm 2050, nâng tổng số thành phố tuân theo mục tiêu này của Anh lên 84 thành phố. Những thành phố tiêu biểu mới tham gia mục tiêu này phải kể đến là Liverpool City Region, Barking and Dagenham, Bristol, Bury, Peterborough, Redcar và Cleveland.

Tuy nhiên, theo dữ liệu của CDP, 43 thành phố sử dụng hoàn toàn bằng năng lượng sạch hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực Mỹ Latinh (30 thành phố) với nguồn năng lượng từ thủy điện.

Trong 6 tháng đầu năm 2017, các thành phố của Mỹ Latinh đã đầu từ 183 triệu USD cho những dư án năng lượng tái tạo, ít hơn so với EU (1.7 tỷ USD) và châu Phi (236 triệu USD). EU thực hiện rất nhiều dự án năng lượng sạch nhưng số lượng các thành phố của khối này sử dụng năng lượng sạch chỉ chiếm 20% trong tổng số 101 quốc gia.

Ở châu Á, các nhà nghiên cứu mới chỉ nhận thấy số lượng nhỏ các thành phố sử dụng chủ yếu năng lượng tái tạo từ Trung Quốc.

Tác giả: Phan Minh (Nguồn: Ecobusiness)